Chỉ mới gần đây thôi, nhân vật Nguyễn Văn Tường mới được giới sử học trong nước đánh giá lại đúng đắn hơn. Đánh giá đó được đúc kết trong kết luận sau đây của Hội nghị Khoa học Lịch sử về nhóm chủ chiến trong triều đình Huế do trường Đại học Sư phạm TP. HCM tổ chức ngày 12-11-1991:

NGUYỄN VĂN TƯỜNG: LỊCH SỬ ĐƯỢC VIẾT LẠI

Nguyễn Văn Tường là một đại thần có tài kinh bang tế thế, có lòng trung quân ái quốc đến trọn đời. Hội nghị cũng khẳng định việc Nguyễn Văn Tường đứng về phe chủ chiến cùng Tôn Thất Thuyết phế bỏ các Vua bán nước để lập Hàm Nghi là hành động đáng được tôn vinh. Riêng về hoạt động của ông sau sự biến 23-5 Ất Dậu (1885) còn có những ý kiến khác nhau. Việc ông trở về Huế trong khi Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết xuất bôn là một sự lựa chọn sai lầm hay là một phương lược cứu nước khác còn phải được tiếp tục làm sáng tỏ, nhưng dù sao cũng không phải là để đầu hàng Pháp. Việc thực dân Pháp bắt ông đưa đi đày ở Tahiti và cái chết của ông đã soi sáng vấn đề này.”

HÀNH TRÌNH MINH OAN 12 NĂM

Từ tuổi 72 đến 84, giáo sư Nguyễn Quốc Trị đã dành toàn thời gian để nghiên cứu về nhân vật Nguyễn Văn Tường, thu thập tài liệu ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, 5 văn khố ở Pháp, và từ các Trung tâm Lưu trữ cùng hội nghị, hội thảo ở Việt Nam. Từ đó, những sử liệu gốc và đầu tay do chính tác giả tìm tòi được dùng để đối chiếu, phối kiểm, phân tích và tổng hợp, với mục đích soi sáng đường lối thiết thực chống đô hộ Pháp và lòng hy sinh vô bờ bến của vua quan nhà Nguyễn để cứu nước qua đường lối đó.

Ông xét lại xem quả vua quan nhà Nguyễn và Ông Nguyễn Văn Tường có "tham lam", "tàn nhẫn", và "gian trá" như sử sách phổ thông thường nói không? Và nhân dịp đó, hầu hết các nghi vấn, kỳ án liên quan đến vua quan nhà Nguyễn đã được làm sáng tỏ, như: Sẽ không có triều đại nhà Nguyễn nếu không có viện trợ của Bá Đa Lộc? Gia Long rước voi [Tây] về dày mã tổ? Cõng rắn [Xiêm] về cắn gà nhà? Minh Mạng hiếp vợ Hoàng tử Cảnh cho mang thai rồi giết cùng với hai con để chúng khỏi tranh ngôi? Lê Văn Duyệt theo các thừa sai Pháp chống lại Minh Mạng? Tự Đức thông đồng với Trương Đăng Quế giả di chúc của Thiệu Trị để giành ngôi của anh trưởng Hồng Bảo? Rồi giết anh, giết cháu để khỏi bị tranh ngôi? Nguyễn Văn Tường thông gian với vợ Tự Đức, giết vua Kiến Phúc? Ăn hối lộ của người Tàu? Giết hại Trần Tiễn Thành, Dục Đức, và 50 hoàng thân, công tử? "Đầu thú" Pháp? Hàm Nghi bị ép đi kháng chiến, xin về nhưng bị Tôn Thất Thuyết đòi để cái đầu lại? Và nhiều câu chuyện kỳ ảo khác nữa.  

Soi sáng vấn đề này chính là chủ đích của quyển sách. Nhưng để soi sáng vấn đề căn bản ấy trong cuộc đời chính trị của Nguyễn Văn Tường, tác giả Nguyễn Quốc Trị phải soi sáng cả một triều đại, cả một giai đoạn lịch sử đã u tối lại càng u tối hơn vì lạc trong mê lộ của sử sách thuộc địa. Một vài nhà viết sử nước ngoài gần đây, như Charles Fourniau, đã vạch ra cái mê lộ ấy, nhưng không ai làm công việc này một cách chi li, thấu đáo bằng ông Nguyễn Quốc Trị.

Sinh năm 1929, ông chính là hậu duệ đời thứ 3 của đại thần Nguyễn Văn Tường và ông có trách nhiệm như một người chắt, một người Việt Nam, nghiên cứu lại lịch sử dưới một luồng ánh sáng khác, đích thực hơn, để xét lại vai trò lịch sử của một nhân vật hàng đầu đã bị các nhà viết sử thời thuộc địa và các lực lượng đồng lõa với kẻ xâm lăng mạt sát thậm tệ, dựng lên một cái bia miệng độc hại về nhân vật đó cho các thế hệ học và viết sử đời sau tiếp diễn. Vô tình, chúng ta đồng lõa kết án một đại thần mà các lực lượng xâm lăng xem như kẻ thù số một phải trừ khử. Họ giết Nguyễn Văn Tường hai lần: một lần khi đày ông qua Tahiti, một lần khi đầu độc ông trong ký ức dân tộc. Làm công việc minh oan cho ông, tác giả Nguyễn Quốc Trị không chỉ minh oan cho một người mà còn cho cả một triều đại

GIÁO SƯ NGUYỄN QUỐC TRỊ: ÔNG THẬT SỰ LÀ AI?

HỌC VỊ

THÀNH TỰU

  • Bằng Master’s và Ph.D. về Hành chánh tại University of Southern California [Los Angeles, USA]
  • Học viện Quốc gia Hành chánh và Đại học Luật khoa [Sài Gòn]
  • Trung học Khải Định [Huế]
  • Tiểu học Bình Sơn [Quãng Ngãi]
  • Công chức cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa
  • Giáo sư và Viện trưởng cuối cùng của Học viện Quốc gia Hành chánh
  • Giảng dạy tại một số trường Đại học Việt và Mỹ
  • Chủ bút các tạp chí EROPA Review và Nghiên cứu Hành chánh ở Sài Gòn
  • Tác giả cuốn Third-World Development: Aspects of Political Legitimacy and Viability [Cranbury, NJ: Fairleigh Dickinson University Press, 1989]
  • Viết khảo cứu cho các báo Mỹ và Việt
  • Giám đốc Chương trình của American Society for Public Administration tại Hoa Kỳ
  • Tham vấn cho Institute of Public Administration, World Bank, và USAID

 Vấn đề đặt ra cho giới sử học là: chủ đích như vậy có khiến công việc nghiên cứu mang màu sắc chủ quan hay không? Không người cầm bút nào trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung dám quả quyết rằng tôi đây trăm phần trăm khách quan. Nhưng tôi đây, như một người nghiên cứu đích thực, luôn luôn nhắm đến khách quan một cách tối đa, bởi vì lý tưởng của người cầm bút là hướng đến sự thật. Vậy thì quyển sách này hướng đến sự thật như thế nào?

Phán xét tùy ở độc giả. Nhưng dù phán xét thế nào, không ai phủ nhận được ưu điểm đáng trân trọng của sách này: nhận xét nào của tác giả cũng dựa trên những sử liệu gốc, đầu tay, có kiểm chứng, có phân tích, mà tác giả đã dày công thu thập trong nhiều năm, miệt mài làm việc từ Thư viện của Quốc hội Mỹ đến các văn khố lưu trữ tư liệu lịch sử ở Paris, ở Aix-en-Provence, Pháp. Chỉ mỗi một công trình này thôi, quyển sách đồ sộ này đã là một kho tàng quý giá, chứa đựng những sự thật lịch sử chưa hề khám phá, khai thác. Chỉ mỗi một công trình này thôi, đóng góp này đã là vô giá để lịch sử được nhìn lại với cái nhìn khác, thoát khỏi ảnh hưởng của các “sử gia thuộc địa” và đồng minh.

            - Cao Huy Thuần
              Nguyên Giáo sư émérite Đại học Picardie (Pháp)

KHÔNG VÌ DANH, KHÔNG VÌ LỢI, MÀ CHỈ VÌ SỰ THẬT

NHỮNG LỜI KHEN TẶNG

Chi li, thấu đáo, lịch sử mất nước kể trong quyển sách này không phải chỉ là mất về binh bị, mất về chính trị, mà còn mất cả về văn hóa cho các thế hệ tiếp theo, nghĩa là mất cả cái phương hướng để ta nhìn cho rõ ta và hiểu ta đúng đắn. Trên lĩnh vực sử học, cho đến gần đây, ta chỉ bú mớm một nguồn sữa không phải là sữa mẹ, cũng không phải là sữa khoa học, mà cứ tưởng ta được nuôi trong chân lý. Quyển sách này đem lại một cái giật mình vô cùng cần thiết về sự trung thực. Đây là một tác phẩm sử học không thể thiếu cho bất cứ ai nghiên cứu và dạy học về giai đoạn lịch sử đau thương này.

             - Cao Huy Thuần
             Nguyên Giáo sư émérite Đại học Picardie (Pháp)


 “… Đây là một bộ sử liệu lớn, quý báu, gồm nhiều tài liệu - chưa được biết đến hoặc bị bỏ qua vì vô tình hay hữu ý - trong kho tàng sử liệu lưu trữ tại các văn khố lớn của Việt Nam, Pháp, Mỹ, Nhật, Thái Lan, Cam Bốt, v.v...
Tác phẩm được trình bày sáng sủa, mạch lạc, khoa học với hàng trăm luận đề nhỏ trong tinh thần hợp nhất với tổng đề… với phần tài liệu rất phong phú, nhiều chi tiết; phần dẫn chứng đầy đủ xuất xứ và tài liệu chứng minh, đạt được mức độ khách quan cần thiết và khả tín... Trên hết, tính cách nghiêm túc, khoa học của các luận cứ tác giả biện dẫn đã mang lại cho tác phẩm một giá trị lớn lao về phương diện sử liệu, khác với các nguồn tài liệu khác, cổ hay kim, lắm khi mang tính cách chủ quan…

Khi tìm hiểu thời đại, hoàn cảnh xã hội, môi trường sinh hoạt của nhân vật chính - Phụ chánh Nguyễn Văn Tường, tác giả đã thấy và chứng minh nỗi ‘oan khuất’ mà các vị Vua quan nhà Nguyễn đã phải gánh chịu sau khi Pháp đặt nền đô hộ lên đất nước Việt Nam với những sự thật lịch sử bị che giấu, ngụy tạo, xuyên tạc của ‘kẻ thắng cuộc’.

Tác phẩm của Giáo sư Nguyễn Quốc Trị là một bộ sử liệu lớn có thể so sánh phần nào với các bộ chính sử nhà Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam liệt truyện; rất hữu ích cho các cuộc nghiên cứu sau này… Ước mong sẽ có thêm nhiều tác phẩm biên khảo tương tự về các giai đoạn chuyển mình của đất nước, của những cuộc thăng trầm dâu bể trong lịch sử Việt Nam để giải tỏa oan khuất cho những người ‘đứng mũi chịu sào’, những oan khiên của dân tộc, đem lại niềm an ủi cho những người nằm xuống vì đất nước…”

                     - Tôn Thất Niệm

VẬY CÔNG TRÌNH GỒM NHỮNG GÌ?

ĐĂNG KÝ VÀ NHẬN SÁCH NGAY

ĐẶT SÁCH

Thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng
Chuyển khoản bằng Internet banking
Bìa mềm: 799.200 đ/bộ (Giảm đến 20%)

Osho
Chưa bao giờ sinh ra
Chưa bao giờ chết đi
Chỉ viếng thăm Trái Đất này từ
1931 - 1990

Hãy đợi email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách 

Osho
Chưa bao giờ sinh ra
Chưa bao giờ chết đi
Chỉ viếng thăm Trái Đất này từ
1931 - 1990

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

U trung thùy bạch thiên thu hậu,
Xã tắc quân dân thục trọng khinh.
  
 - Nguyễn Văn Tường -

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách